Nạn buôn bán người đã gây ra những nỗi đau đớn cho các nạn nhân và gia đình họ đồng thời là nỗi nhức nhối với cả xã hội. Bởi vậy, để nâng cao hiểu biết và cảnh giác với loại tội phạm nguy hiểm, vô nhân tính này, thế giới đã lấy ngày 30/7 hằng năm là ngày phòng, chống mua bán người. Việt Nam lấy ngày 30/7 là ngày “Toàn dân phòng, chống mua bán người” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

 

          Để chủ động phòng, chống mua bán người, mọi công dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, đề phòng, tự bảo vệ mình và người thân:

  1. Hãy cảnh giác trước những mối quan hệ qua mạng xã hội, những hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc làm có thu nhập cao.
  2. Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết.
  3. Hãy tuyên truyền cho người thân, bạn bè biết và cảnh giác trước những thủ đoạn của tội phạm mua bán người: hứa hẹn giới thiệu việc làm nhàn hạ, thu nhập cao để lừa bán ra nước ngoài nhằm cưỡng bức lao động; hứa hẹn giúp đỡ những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nhằm mục đích lừa bán ra nước ngoài để cưỡng ép kết hôn, bóc lột tình dục; sinh con ở nước ngoài rồi bán trẻ sơ sinh hoặc trẻ em còn trong bào thai cho người bản địa…
  4. Hiểu rõ hậu quả của mua bán người: bị bóc lột sức lao động; bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn; bị bóc lột tình dục; có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV/AIDS…); bị sang chấn tâm lý (lo sợ, mặc cảm…)
  5. Kịp thời thông báo Đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân để được trợ giúp khi bị mua bán ra nước ngoài hoặc khi phát hiện các hành vi, đối tượng nghi vấn phạm tội mua bán người.

Vì  một Việt  Nam hạnh phúc, hãy  chung tay phòng, chống mua bán người!

Nguồn tin: Ban truyền thông.